Tin tức

Giáo dục xây dựng phẩm hạnh cho trẻ

Giáo dục xây dựng phẩm hạnh cho trẻ

Đăng ngày: 23/07/23

Phẩm hạnh phổ quát (Universal virtues) là những giá trị tốt, cốt lõi của một con người. Những phẩm hạnh này có thể phát triển luyện tập được và nó không thuộc về tố chất, bẩm sinh hay năng khiếu. Các thành phần cơ bản của phẩm hạnh bao gồm: Sinh tồn, thông thái, năng suất, nhân tính, can đảm, trách nhiệm cá nhân.

I. Sinh tồn (Surviral)

Sinh tồn là phẩm hạnh quan trọng nhất trong các phẩm hạnh. Con người sinh ra cần học những kỹ thiết yếu đầu tiên để tăng khả năng sinh tồn. Các kỹ năng cần được giáo dục cho sinh tồn:

  • Tập luyện: Cơ thể là sự sống và luôn cần có sự tuần hoàn liên tục. Luyện tập thở để điều chỉnh lưu thông khí, luyện tập thể hình giúp máu và bài tiết năng lượng dư thừa.
  • Dinh dưỡng: Hiểu biết về dưỡng chất phù hợp và tốt cho sức khỏe.
  • Cắt bỏ chất gây nghiện
  • Học cách sơ cứu
  • Học bơi
  • Tránh các rủi ro nguy hiểm đến tính mạng (Giao thông, điện, lửa)
  • Chối bỏ các hệ tư tưởng tôn giáo, giáo điều chính trị cổ động bác bỏ sinh tồn: tôn giáo tử vì đạo, chính trị cổ xúy sự hi sinh
  • Chuẩn bị các quỹ dự phòng: Kỹ năng hiểu biết về tài chính

II. Thông thái (Wisdom)

Thông thái khác thông minh. Thông minh thuộc về năng lực bẩm sinh, là thứ sẵn có. Thông thái là học rộng, biết nhiều, là thứ có thể xây dựng. Thông minh giống như người sinh ra đã có trí nhớ tốt, có thể xử lý thông tin phức tạp với số lượng lớn và nhanh. Thông thái là những kỹ năng, hiểu biết học được.

Tám trụ cột:

  1. Năng lực thấu hiểu bản thân (Self-knowledge): Quan sát, lắng nghe mọi sự phản ứng và khởi phát trong mình.
  2. Năng lực thấu cảm (thấu hiểu người khác – Empathy)
  3. Năng lực tò mò (ham muốn hiểu sâu – Curiosity)
  4. Năng lực lý trí (Khả năng sử dụng logic đi tìm chân lý từ thực tế - Reason)
  5. Năng lực khiêm nhường (Humility): là năng lực nhận thức được giới hạn bản thân và thừa nhận thế giới ngoài kia rộng lớn vĩ đại và vì thế có quá nhiều thứ mình chưa biết. Khiêm nhường đến từ hiểu bản thân mình.
  6. Tầm nhìn (Khả năng nhìn xa, rõ, nhìn các trường hợp – Vision)
  7. Năng lực biết đủ, cân bằng (Temperance)
  8. Thẳng thật với chính mình (Self-honesty)

Trí tuệ có được nhờ quá trình trải nghiệm và chiêm nghiệm.

Thấu hiểu bản thân là cốt lõi của khai sáng.

​​​​​​​

III. Năng suất (Productivity)

Năng suất cuộc đời (đo lượng tình yêu cuộc đời): đo lường tính hiệu quả, hiệu suất, bền vững của cuộc đời.

Hiệu quả cuộc nói chuyện giao tiếp với mọi người?

Hiệu quả trong công việc?

Hiệu quả trong học tập?

Hiệu quả trong vui chơi, giải trí, du lịch?

IV. Nhân tính (Humanity)

Ý thức bảo vệ tính người của bản thân và người khác.

Bốn trụ cột của nhân tính:

  1. Tình yêu (Love): Khả năng yêu và khả năng đón nhận tình yêu khi nhận được.
  2. Lòng trắc ẩn (Compassion): Sự thương cảm tới người khác và động vật khác. Lòng trắc ẩn khác với thương hại, lòng trắc ẩn cần sự thấu cảm và đặt mình ngang hàng với người khác. Cùng một hành động giúp đỡ, chia sẻ nhưng thương hại sẽ mang hàm ý ban ơn, đặt mình trên người khác.
  3. Hào phóng (Generosity): là tinh thần muốn cho đi thật lòng mà không cần nhận lại, không với mục đích khiến người khác mang ơn hoặc chú ý đến mình. Hào phóng không nên hiểu là cho đi vô tội vạ. Hào phóng kết hợp với thông thái sẽ cho đi cái cần cho.
  4. Ranh giới (Boundary): là sự tôn trọng chủ quyền của người khác và chính mình. Phần nhân tính được bảo vệ khi chủ quyền được tôn trọng.

Nhờ phẩm hạnh nhân tính, con người có thể sống cùng nhau hạnh phúc, viên mãn.

V. Can đảm (Courage)

Can đảm không phải không sợ, mà là sự vượt qua nó.

Can đảm cần đến khi đối mặt với nỗi sợ thực sự.

Can đảm khác liều lĩnh, can đảm là chấp nhận rủi ro, liều lĩnh là bất chấp rủi ro, làm càn.

Con cái can đảm khi cha mẹ can đảm. Con cái sẽ âm thầm quan sát cách cha mẹ đối mặt với nỗi sợ, nếu thấy xứng đáng thì họ sẽ đối mặt hay rút chạy.

VI. Trách nhiệm cá nhân (Responsibility)

Trách nhiệm cá nhân với chính cuộc đời mình. Mình chịu trách nhiệm 100% với cuộc đời của chính mình. Trách nhiệm cá nhân giúp thoát khỏi tư duy đổ lỗi, tư duy nạn nhân, tư duy đám đông, tư duy phục tùng.

Trách nhiệm cá nhân là thứ khiến phần lớn mọi người tìm được ý nghĩa cuộc đời mình.

 

hotline
Form đăng ký